Nằm trong chuỗi cá !important;c hoạt động chuyên môn diễn ra vào tháng 11 này, Hội giảng đợt 1 diễn ra ở hai bộ môn: Công nghệ (KTCN) và Hóa học.
Trong giờ học “Hình chiếu phối cảnh” - môn Công nghệ - tại lớp 11A1, cô giáo Ngô Thị Đông đã hướng dẫn học sinh tiếp cận với những kiến thức, kĩ năng rất đặc trưng của môn học thuộc kĩnh vực khoa học kĩ thuật. Với sự chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung kế hoạch bài dạy, những phối cảnh đồ họa cụ thể sinh động, kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực, cô đã giúp học sinh nắm rõ khái niệm hình chiếu phối cảnh, phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh một điểm tụ.... Cô giáo cũng hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu phần phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ của vật thể.
Tiết học &ldquo !important; Vật liệu polime” của cô giáo Tống Thị Son được thực hiện tại lớp 12D1. Tiết học nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức về khái niệm chất dẻo, vật liệu compozit, thành phần chính của vật liệu compozit, công thức, tên gọi, tính chất, ứng dụng của một số polime dùng làm chất dẻo tạo ra các đồ gia dụng hằng ngày như: PE, PP, PVC, PS, thủy tinh hữu cơ.
Thông qua các hoạt động của giờ học như hoạt động dự án, hoạt động nhóm, hoạt động thực hành thí nghiệm..., cô đã giúp học sinh hình thành kiến thức cơ bản của bài học. Đặc biệt, tiết học của cô giáo Tống Thị Son tạo được sự lôi cuốn khi cô hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn như: thực trạng sử dụng đồ nhựa trong cuộc sống, ý nghĩa của các kí hiệu trên vỏ đồ nhựa...
Những sản phẩm sá !important;ng tạo tái chế từ nhựa của học sinh
Qua giờ học, cá !important;c em học sinh nhận thức được rất rõ vai trò cũng như tác hại của nhựa trong cuộc sống của con người, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, làm các sản phẩm tái chế từ đồ nhựa. Cuối giờ học, học sinh đã hào hứng tham gia trò chơi ô chữ “Thảm họa bóng bay”. Hoạt động này góp phần củng cố khắc sâu kiến thức của bài học.
Những tiết học với kiến thức bộ mô !important;n đầy lí thú đã khép lại, nhưng bài học về cách nhìn sự vật và cuộc sống mà cô Ngô Thị Đông định hướng cho học sinh khi liên hệ vận dụng phương pháp chọn điểm tụ vào thực tiễn; bài học về cách ứng xử với môi trường mà cô Tống Thị Son mang tới cho học sinh qua câu chuyện "Thảm họa bóng bay" vẫn còn đọng lại trong mỗi học sinh và thầy cô giáo tham dự giờ Hội giảng hôm nay.