!important; Với mục đích bảo tồn văn hóa nghệ thuật dân tộc, mang những giá trị văn hóa truyền thống đến gần hơn với thanh niên, học sinh; Đồng thời, tạo điều cho học sinh khối 10 và mở rộng cho HS khối 11, 12 củng cố, khắc sâu nội dung ý nghĩa của một số tác phẩm tuồng cổ đã học qua hình thức sân khấu hóa để các em học sinh có thể nhận biết, so sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ trong kịch bản sân khấu; Được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường, ngày 24/10/2022, Tổ Ngữ văn Trường THPT Lê Quý Đôn – Đống Đa đã thực hiện chuyên đề “SÂ !important;N KHẤU HÓA VĂN HỌC DÂN GIAN NGỮ VĂN 10: TUỒNG CỔ - TỪ TRANG VĂN BƯỚC RA SÂN KHẤU”!
  !important; Để thực hiện chuyên đề này, tổ Ngữ văn đã mời Đoàn nghệ thuật truyền thống Nhà hát tuồng Việt Nam về trình diễn các trích đoạn tuồng cổ nổi tiếng như: trí !important;ch đoạn “Ông già cõng vợ trẻ đi xem hội”, trích đoạn vở “Nghêu Sò Ốc Hến”, trích đoạn “Lân mẫu xuất lân nhi”, trích đoạn “Ngũ biến”… trong sự theo dõi rất chăm chú và hứng thú, tâm đắc của học sinh cũng như giáo viên nhà trường. Và đặc biệt sau khi biểu diễn xong mỗi trích đoạn tuồng cổ, các nghệ sĩ của Đoàn nghệ thuật truyền thống Nhà hát tuồng Việt Nam còn có phần giao lưu, tương tác, trải nghiệm với học sinh để giúp các em có thêm những kiến thức, hiểu biết về thể loại tuồng cổ của Việt Nam – một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc cần được lưu giữ và bảo tồn.
  !important; Chuyên đề của Tổ Ngữ văn Trường THPT Lê Quý Đôn – Đống Đa diễn ra rất thành công! Buổi biểu diễn đã để lại được những dư âm, ấn tượng vô cùng sâu sắc đối với em học sinh. Sau chương trình này, chắc chắn các em đã hiểu rõ thêm về giá trị của các tác phẩm tuồng cổ trong chương trình, đặc biệt phần nào ý thức được vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc lưu giữ và bảo tồn những di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam!
BAN TRUYỀN THÔ !important;NG