Sau 2 năm học dạy học trực tuyến,  !important; các thầy cô đã tiếp cận được với rất nhiều các công cụ hiện đại và học sinh cũng đã quá quen thuộc với các công cụ này. Với mong muốn luôn đổi mới trong các tiết học, nhất là trong dạy học online giúp HS không bị nhàm chán, tôi xin được giới thiệu với các thầy cô 1 số công cụ hi vọng giúp các thầy cô có những ý tưởng mới cho tiết học của mình và TẠO HỨNG THÚ CHO HS KHI DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
1. LỰA CHỌN NGẪU NHIÊN TÊN HS
Trong quá trình giảng bài chúng ta sẽ thường xuyên phải gọi HS với rất nhiều mục đích khác nhau như để kiểm tra bài cũ, để trả lời câu hỏi, hoặc đã khuyến khích HS giơ tay nhưng không có cánh tay nào được giơ lên… Để tăng kịch tính cho những màn hỏi đáp, các thầy cô đã sử dụng các bảng quay tên ngẫu nhiên như thế này chẳng hạn.
Tuy nhiên, với lớp học có sĩ số từ 40 – hơn 50 HS thì việc chèn bằng ấy cái tên vào 1 vòng tròn sẽ rất khó để quan sát. Đồng thời nếu thầy cô dạy nhiều lớp thì việc tạo vòng tròn cho từng lớp 1 tôi nghĩ cũng tốn thời gian của các thầy cô. Hôm nay tôi xin giới thiệu với các thầy cô 1 công cụ rất tiện lợi cho việc gọi tên ngẫu nhiên HS, tích hợp nhiều lớp vào đó, đó là công cụ No hands.
Tôi có thể dùng ngay danh sách điểm exel để copy tên của tất cả HS vào công cụ này, các HS được xếp vào từng lớp và khi dạy lớp nào thì tôi chỉ cần nháy chuột phải để chọn lớp và dễ dàng lựa chọn ngẫu nhiên được tên HS trong lớp đó. Có nhiều tình huống các thầy cô gọi HS phát biểu nhưng HS “thưa cô con không nghe thấy cô gọi”, thì công cụ này chắc chắc sẽ giải quyết được tình trạng đó vì nếu không nghe được thì đã có hình ảnh tên của con trên màn hình đúng không ạ?
Các thầy cô có thể tải ứng dụng No hands tại đây: https://bit.ly/No_hands
2. BIẾN ẢNH THƯỜNG THÀNH ẢNH TƯƠNG TÁC
Trên màn hình chính là hình ảnh ngôi trường của chúng ta.
Nếu chỉ với bức ảnh đơn thuần như thế này, rất khó để người xem tìm hiểu được về trường mình đúng không ạ? Nhưng tôi đã biến bức ảnh thường này thành ảnh tương tác.
https://www.thinglink.com/scene/1502715586990309378
Trên bức ảnh này, tôi đã đưa thêm đoạn âm thanh, nội dung, hình ảnh, video vào từng chi tiết của bức ảnh. Tôi có 1 nút chào mừng người xem đến với ngôi trường. Trên bức ảnh tôi bố trí nhiều nút, người xem chỉ cần click vào các nút đó là xem được chi tiết các thông tin mà tôi muốn truyền tải. Ví dụ phòng tin học của trường mình, tôi đưa những bức ảnh về phòng này, giới thiệu về chức năng của phòng học, link đến các giải thưởng mà thầy và trò đã đạt được. Đây là phòng truyền thống, tôi đưa các bức ảnh về lịch sử phát triển của nhà trường, tải bài hát “trường ca Lê Quý Đôn” và website của trường mình. Với sân khấu, tôi đưa các video, hình ảnh, đã diễn ra tại đây. Và tôi đưa ra 1 câu hỏi khảo sát cho các khán giả đã tìm hiểu về trường mình qua bức ảnh…Các thầy cô có thấy bức ảnh đã trở nên rất sinh động không ạ?
Công cụ tôi đã sử dụng ở đây là thinglink. Nó sẽ giúp các thầy cô biến 1 bức ảnh thường thành 1 bức ảnh sinh động. Tôi xin phép đưa ra 1 vài gợi ý để áp dụng với các môn học như là: môn Địa lí, khi các thầy cô muốn HS trải nghiệm các vùng đất trên bản đồ, các thầy cô chỉ việc chèn thông tin vào 1 vị trí trên bản đồ cho HS và khi HS click vào đấy thì sẽ ra được hết các thông tin mà các thầy cô muốn gửi gắm. Với môn sinh học các thầy cô cho HS tìm hiểu về các bộ phận cơ thể người, khi click vào tay thì sẽ ra thông tin chi tiết của tay, và tương tự với các bộ phận khác; hoặc môn Vật lý cho HS tìm hiểu về từng bộ phận trong động cơ hoặc máy móc.
3. TẠO RA NHIỀU DẠNG TRÒ CHƠI CHỈ BẰNG 1 LẦN NHẬP THÔNG TIN
Chắc hẳn các trò chơi như tìm chữ, ô chữ, cờ carô, luyện trí nhớ hay kéo thả đã không còn xa lại gì với các thầy cô rồi phải không ạ? Chúng ta hay lựa chọn các trò chơi đó để giải trí, chắc chắn là hấp dẫn hơn nhiều so với việc ngồi làm các câu hỏi trắc nghiệm để giải khuây. Vậy nếu bây giờ chỉ bằng 1 lần nhập câu hỏi mà công cụ nào đó tạo ra cho chúng ta những dạng trò chơi trên để HS làm thì các thầy cô có thấy hấp dẫn không?
Giả sử tôi đặt ra 1 yêu cầu là HS ghép đúng được tên thủ đô với tên nước. Và sau khi nhập cặp từ, công cụ này đã tạo ra cho tôi 5 kiểu chơi. Các thầy cô có thể chơi thử để trải nghiệm tại link sau đây: https://www.educandy.com/site/resource.php?activity-code=e733f
Công cụ mà tôi đã sử dụng ở đây là educandy. Trang web này cho ta lựa chọn 3 hình thức câu hỏi
1 là matching pairs (ghép đôi), chính là cách mà tôi đã tạo ra trò chơi trên.
2 là Words: Ôn lại từ thuộc 1 chủ đề nào đó. 3 là tạo câu hỏi trắc nghiệm. Ví dụ tôi cho HS ôn lại các bộ phận trên cơ thể người. Sau khi nhập xong nội dung, web sẽ tạo cho tôi 3 cách chơi, kính mời các thầy cô trải nghiệm:
https://www.educandy.com/site/resource.php?activity-code=e738a
Với công cụ này còn hay ở chỗ là các thầy cô trong 1 tổ bộ môn có thể phân công mỗi người làm 1 nội dung và gửi cho nhau để dùng chung.
4. KẾT HỢP MENTIMETER VỚI POWER POINT (PP) ĐỂ HS TRẢ LỜI CÂU HỎI
Khi các thầy cô có sẵn 1 file PP với các câu hỏi trắc nghiệm thì làm thế nào để các thầy cô cho tất cả HS trong lớp trả lời được ạ? Chúng ta có thể nhập các câu hỏi lên 1 ứng dụng kiểm tra trắc nghiệm nào đó như kahoot, quizziz, …nhưng nó sẽ mất thời gian nhập lại mà không tận dụng được file sẵn có đó đúng không ạ? Nhất là file đó trông lại rất bắt mắt với nhiều âm thanh, hình ảnh, video, hiệu ứng lung linh mà ta không muốn bị mất đi. Sau đây tôi xin được giới thiệu tới các thầy cô công cụ mentimeter, vừa giúp chúng ta sử dụng file PP sẵn có, vừa có thể cho tất cả các HS trong lớp cùng làm.
Kính thưa các thầy cô, trong rất nhiều các công cụ có thể sử dụng trong các tiết học, tôi đã lựa chọn ra 4 công cụ với các mục đích khác nhau đó là gọi tên HS, tạo tư liệu học tập, tạo trò chơi, và ôn tập đánh giá. Tôi tin rằng sẽ còn rất nhiều các công cụ hữu ích và hay ho khác mà các thầy cô đang vận dụng. Tôi rất mong nhận được các ý kiến chia sẻ của các thầy cô để chúng ta có được nhiều ý tưởng hay trong các bài dạy, và có thể lựa chọn được các công cụ phù hợp với đặc trưng môn học cũng như nội dung của từng tiết học. Chân thành cảm ơn các thầy cô đã lắng nghe và tương tác! Chúc hội nghị của chúng ta thành công rực rỡ!
*** Tống Thị Son (Tổ Hó !important;a – Sinh – CN) ***