!important;
Lời đầu tiê !important;n, mình xin được gửi lời chào đến toàn thể các em và các bạn học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Đống Đa!
Mì !important;nh là Lê Minh Khuê, khóa 49 lớp D1 do cô giáo Phạm Tuyết Lê chủ nhiệm, đồng thời mình cũng rất vinh dự là chủ nhân của tấm bằng IELTS 8.0. Tấm bằng đã !important; gó !important;p phần giúp mình giành được suất học bổng 60% của trường British University Vietnam. Vậy, nhiều người sẽ tự hỏi, làm thế nào để mình có thể đạt tới cột mốc này? Việc đạt 8.0 IELTS hay tự gặt hái cho mình học bổng như thế nà !important;o? Để giải đá !important;p cho những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng bước một bước gần hơn tới hành trình học hỏi của mình nhé!
Tập thể D1K49 (niên khóa 2019-2022) do cô giáo Phạm Tuyết Lê chủ nhiệm
1.
Hà !important;nh trình đến với tiếng Anh qua phim ảnh
Nếu như tuổi thơ thời nay gắn liền với những chiếc Ipad, những chiếc smartphone hay TV thô !important;ng minh có thể tiếp cận vô vàn chủ đề, thì mình được lớn lên trong thời đại của những chiếc “hộp” vô tuyến truyền hình to kềnh càng, với cây anten mà bố mình đôi khi vẫn phải đứng lên chỉnh lấy chỉnh để để bắt được sóng. Thời ấy, những kênh truyền hình dành trẻ con không nhiều như bây giờ, quanh đi quẩn lại luôn chỉ có Bibi, Disney Channel hay Cartoon Network. Nhưng điều buồn hơn là !important; trừ kênh Bibi có lồng tiếng Việt, hai kênh còn lại chỉ phát nội dung… tiếng Anh, không có lồng tiếng. Vì !important; thế, suốt những năm thá !important;ng mẫu giáo và tiểu học, mình chỉ có một mong muốn duy nhất là có thể hiểu được những nhân vật hoạt hình kia, cậu bạn Finn, công chúa kẹo cao su, hai anh em Upin, Ipin hay Boboiboy nói gì mà thôi. Chính mong muốn đó đã khiến mình vô cùng hào hứng khi được bố mẹ đăng kí cho học thêm những khóa học tiếng Anh ở trung tâm bên ngoài.
Kể từ đó !important;, thế giới xung quanh mình bắt đầu thay đổi. Lần đầu tiên trong cuộc đời mình có thể bập bẹ nói được thứ ngôn ngữ của những nhân vật hoạt hình mình vẫn luôn dõi theo hằng ngày. Lần đầu tiên mình có thể đoán già đoán non được những từ ngữ đơn giản và những cuộc hội thoại kia dần dần trở nên có ý nghĩa. Nhưng đó cũng là lần đầu tiên mình nhận ra ngôn ngữ mình đang học chẳng hề giống tiếng Việt. Cô !important; giáo giao mỗi tuần thật nhiều từ để nhớ, để học thuộc. Thậm chí !important;, ngay cả trong những buổi tối cuối tuần cả nhà đi chơi, mẹ mình vẫn cầm theo quyển sách từ mới để bắt mình đọc đi đọc lại cả chục lần. Giờ mình mới biết ơn mẹ rất nhiều, vì một điều vô cùng quan trọng để có thể thành thạo tiếng Anh đó là phải luyện tập nói. Giống như việc các em bé bập bẹ nói theo ngôn ngữ của người lớn dù không hiểu gì cả, việc học tiếng Anh hay bất cứ một ngôn ngữ nào cũng đều bắt đầu từ việc bắt chước cách nói của người khác. Ban đầu mình có thể không hiểu gì cả, nhưng dần dà, mình sẽ quen với ngữ âm, mình sẽ biết cách uốn lưỡi và phát âm thế nào cho đúng. Từ đó, việc học những cấu trúc phức tạp sẽ trở nên dễ dàng hơn, vì một phần bản năng phát âm và lắng nghe của mình đã quen với những cấu trúc đó như tiếng mẹ đẻ vậy.
2.
Cá !important;ch đưa tiếng Anh đến gần hơn với cuộc sống
Lớn hơn một chú !important;t, nhà mình đã bắt đầu có TV thông minh, và cũng từ đó mình được tiếp cận với một thế giới rộng lớn hơn rất nhiều so với những chiếc CD bài học tiếng Anh ở nhà. Đó cũng chính là lúc mình nhận ra, dù không được sinh ra và lớn lên ở môi trường nước ngoài, mình vẫn luôn có thể xây dựng một môi trường bằng tiếng Anh ở xung quanh mình. Mỗi ngày đi học về, mình lại xem một ít YouTube, cũng chẳng phải xem những nội dung gì quá học thuật, nhưng toàn bộ nội dung đều bằng tiếng Anh. Mình xem Markiplier, Pewdiepie chơi game, mình xem những video hài của BuzzFeed… rồi vừa xem để giải trí, vừa lắng nghe cách mọi người giao tiếp, ứng xử trong từng video để bắt chước thế nào cho đúng. Rồi đến tối muộn, mỗi khi mình được ở một mình, mình lại tự độc thoại bằng tiếng Anh, tự tưởng tượng ra những ngữ cảnh riêng để mình có thể tự ứng dụng những gì mình học được. Dần dần và đều đặn như vậy, mình dần có thể hoàn thiện cách phát âm của mình như giọng bản địa của người nước ngoài và học thêm nhiều kiểu ngữ điệu khác. Cũng nhờ tự tạo cho mình một môi trường tiếng Anh như vậy, mình được tiếp cận và thêm yêu nền văn hóa rộng mở và đa dạng phương Tây, vừa giúp mình mở rộng tầm mắt và luôn giữ cho mình cập nhật với xu hướng toàn cầu mà cũng nuôi dưỡng cho niềm đam mê dành cho tiếng Anh của mình. Mình nghĩ rằng, ở thời đại có đầy đủ công nghệ và các công cụ tìm kiếm như hiện giờ, mọi thứ mình cần đều ẩn sau vài cú click chuột, điều duy nhất bạn cần làm là tự vượt qua bản thân mình để vươn tới tri thức mà thôi.
3.
IELTS và !important; những bài học
Mì !important;nh được biết đến IELTS và chuẩn bị cho bài thi này từ khá sớm, khi mình mới học lớp 6. Ban đầu mình muốn thi IELTS để có đủ điều kiện đi du học về sau này, nhưng vì một số lí do cá nhân, ước mơ du học của mình tạm vẫn chưa thể thực hiện được. Tuy vậy, có IELTS vẫn giúp mình có lợi thế hơn trong quá trình xét tuyển đại học, bên cạnh đó, việc luyện tập và chuẩn bị cho bài thi này giúp mình phát triển về đa dạng các kĩ năng ngôn ngữ. Với mình, tiếng Anh không chỉ là một môn học, nó là một ngôn ngữ, là chiếc chìa khóa mở đường cho mình đến với thế giới ngoài kia, mở ra biết bao tiềm năng về những mối quan hệ, những công việc khác nhau chứ không chỉ dừng lại ở những bài thi trên giấy. Những yêu cầu trong IELTS khiến mình phải học cách phát triển tất cả các mặt của tiếng Anh, từ việc củng cố hai kĩ năng nói và nghe mà mình đã có lợi thế từ trước, cho đến việc rèn luyện cách đọc hiểu và sắp xếp câu từ và lập luận khi viết luận văn mà mình kém hơn.
Suốt khoảng thời gian từ lớp 6 đến lớp 11 là !important; lúc mình trau dồi vốn kiến thức tiếng Anh của mình, từ việc học và ghi nhớ những cấu trúc tiếng Anh mới, bổ sung thêm về vốn từ qua việc đọc sách và xem phim ảnh, nghe nhạc. Lúc này mình chưa thực sự nghiêm túc ôn tập cho IELTS, nhưng với mình, thời điểm này cũng vô cùng quan trọng. Lí do mình nói vậy, vì đây là tiền đề để tạo sức bật cho quá trình ôn tập sau này của mình. Sau thời gian tự ôn luyện và gia sư cho một số người bạn của mình, mình nhận ra rằng, để có một điểm số IELTS như ý cần tới hai yếu tố, đó là tố chất và chiến thuật:
- Tố chất là !important; tất cả vốn kiến thức bạn đã sẵn có về tiếng Anh, đây là nhân tố được trau dồi qua thời gian và có vai trò cốt lõi trong việc quyết định điểm số của bạn. Cũng giống như việc xây dựng một ngôi nhà, chỉ khi bạn có nền móng tốt, ngôi nhà của bạn xây lên mới vững chãi và tồn tại được về lâu dài. Bởi vậy, đừng đợi tới giai đoạn ôn thi thì mới học tiếng Anh, hay luôn trau dồi tiếng Anh hằng ngày, dù là cách học chủ động hay bị động.
- Chiến thuật là !important; việc bạn nắm chắc được cấu trúc của bài thi và học cách để đáp ứng được hoàn hảo những tiêu chí chấm điểm. Học chiến thuật cũng giống như học mẹo, ta có thể rút ngắn đi thời gian làm bài nhưng cũng đồng thời nâng cao được hiệu suất và tỉ lệ chính xác của mình. Tuy nhiên, vì những chiến thuật có tính chất cố định, áp dụng cho hoàn cảnh cụ thể, những mẹo bạn học được chỉ có thể áp dụng cho một số hoàn cảnh nhất định, nếu đề thay đổi bất ngờ và bạn không có tố chất đủ tốt, bạn sẽ không thể xoay sở được. Học mẹo có thể giúp cải thiện điểm số của bạn đáng kể trong một thời gian ngắn, nhưng khi đến một lúc nào đó mà tố chất của bạn không thể đáp ứng được, mẹo cũng trở nên vô tác dụng và là một cách học không thực sự bền vững.
Muốn có !important; được điểm số IELTS cao, ta cần phải cân bằng được cả hai yếu tố tố chất và chiến thuật. Mình chủ yếu luyện chiến thuật ở giai đoạn cuối cùng, trong hai tháng hè của năm lớp 11 để thi IELTS vào tháng 8 (tuy nhiên do dịch bùng phát nên bài thi của mình bị lùi sang tháng 1 năm sau). Suốt thời gian ôn chiến thuật mình thường hay đọc chia sẻ về cách ôn thi trong các group ôn luyện IELTS, mình xem video YouTube dạy tip làm bài của thầy Đặng Trần Tùng, mình cũng xem cách lên ý tưởng và cách lập luận của website IELTS Advantage. Bên cạnh đó, mình cũng hay lập những buổi ôn luyện Speaking cùng những người bạn của mình để luyện phản xạ, cũng như gia sư cho một số người bạn của mình. Điều đó !important; giú !important;p mình củng cố thêm kiến thức, cũng như xây dựng tinh thần ôn luyện IELTS trong nhóm bạn của mình. Những nỗ lực của mình đã được đền đáp khi mình nhận được kết quả 8.0 trên màn hình máy tính. Mình vỡ òa trong hạnh phúc, vì những tháng ngày chật vật với IELTS của mình cuối cùng đã đi đến hồi kết.
4.
BUV và !important; những thử thách mới
Mì !important;nh nhận được thông tin Trường THPT Lê Quý Đôn - Đống Đa và British University Vietnam mở học bổng liên kết lên đến 60% vào thời điểm đầu tháng 3 học kì hai của năm lớp 12. Trước đó, mình cũng đã nghiên cứu qua một số trường đại học theo hệ quốc tế ở Việt Nam như BUV, RMIT, FUV hay Vin Uni và nhận thấy suất học bổng liên kết này là cơ hội vàng để mình được học tập trong một môi trường tiên tiến với rất nhiều cơ hội được thực tập và học hỏi từ các công ti lớn. Với tấm bằng IELTS 8.0, hành tích học tập ổn định trong suốt cả ba năm học, một số thành tích cá nhân trong các lĩnh vực tin học văn phòng và nghiên cứu cộng đồng, mình quyết định sẽ làm hồ sơ để ứng tuyển, vì mình biết học bổng liên kết cho mình rất nhiều lợi thế, do chỉ phải cạnh tranh với học sinh của trường mình thôi nên tỉ lệ trúng tuyển của mình sẽ cao hơn. Tuy vậy đây cũng là khoảng thời gian vô cùng khủng hoảng với mình, vì cũng giống như rất nhiều bạn ở thời điểm này, mình vẫn chưa xác định được con đường nghề nghiệp phù hợp với mình, bên cạnh đó, việc chuẩn bị giấy tờ và các yêu cầu liên quan như bài luận cá nhân, portfolio… đều là những trải nghiệm quá mới mẻ với mình. Mì !important;nh thực sự bối rối không biết phải bắt đầu từ đâu. Đó cũng là lúc mình nhận ra tầm quan trọng của kĩ năng networking. Để tìm được một người hướng dẫn phù hợp có thể giúp đỡ và chỉ bảo qua giai đoạn này, mình đã buộc phải bước ra khỏi vùng an toàn , hỏi thăm và kết nối với bạn bè. Từ đó lại được giới thiệu và làm việc với những bậc đàn anh đàn chị đi trước và mình không hề quen biết. Nhờ có họ mà mình dần hoàn thiện bộ hồ sơ theo đúng hướng và kịp ngày nộp hồ sơ cuối của trường. Trải nghiệm này giúp mình trưởng thành hơn rất nhiều, không chỉ trong kĩ năng giao tiếp, trong cách lập luận mà còn nhận ra mình đang còn thiếu sót quá nhiều những kĩ năng mềm và kĩ năng cứng bổ trợ cho công việc sau này. Sau khi lọt vào vòng trong và có buổi phỏng vấn thành công với ban tuyển sinh, mình cũng nhận ra dù chưa thực sự được tiếp xúc với môi trường đại học và ngành học tương lai, nhờ việc chủ động tìm hiểu trước thông qua đọc sách và nghe podcast về ngành học, mình đã có một cái nhìn cụ thể và tổng quan về ngành học. Nhờ đó mình thêm vững tin vào lựa chọn nghề nghiệp, cũng như tạo một điểm nhấn trong mắt ban tuyển sinh khi mình có thể trình bày rõ ràng về tầm nhìn và triển vọng khi theo học tại BUV.
Lê Minh Khuê và các bạn học sinh nhận học bổng BUV
Nhì !important;n lại về quãng đường đã qua, mình nhận thấy rằng, dù mình không phải là học sinh thông minh nhất, chăm chỉ nhất, xuất sắc nhất, nhưng nếu chịu khó tự tìm tòi, học hỏi từ trước, tự tin vào bản thân và có một tầm nhìn rộng mở, mình vẫn có thể tiến bước tới mục tiêu mà mình hằng mong ước. Mình mong rằng bài viết này có thể phần nào đó giúp các bạn và các em đang có ý định trong quá trình học tiếng Anh và bài thi IELTS, cũng như truyền cảm hứng cho các bạn tiếp tục theo đuổi hành trình học tập cá nhân của mình.
Chú !important;c các bạn và các em sẽ thành công trên những chuyến hành trình của riêng mình!
  !important; Lê Minh Khuê - D1K49